Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là gì? Chẩn đoán? Điều trị?

TỶ LỆ MẮC

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (loại trừ viêm nội tâm mạc sau phẫu thuật) chiếm tỉ lệ 0.5 đến 1 cho mỗi 1000 ca nhập viện.

BỆNH SINH

 

  1. Hai yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (IE): (a) phá hủy vùng nội mạc và (b) nhiễm khuẩ’n huyết, kể cả thoáng qua. Sự hiện diện các bất thường cấu trúc của tim hoặc động mạch lớn, chênh áp đáng kể hoặc dòng xoáy gây ra phá hủy nội mạc. Các phá hủy nội mạc này tăng cường hình thành huyết khối và sự tích tụ các cụm tiểu cầu và fibrin vô khuẩ’n (huyết khối vô khuẩ’n). Van nhân tạo được dùng trong phẫu thuật cũng tích tụ huyết khối vô trùng. Huyết khối vô trùng tạo ra các nút (nidus) cho vi khuẩ’n gắn vào và cuối cùng hình thành các sùi nhiễm trùng. Tiểu cầu và fibrin tích tụ các sinh vật, hình thành khối sùi to.

  2. Hầu hết tất cả bệnh nhân phát triển viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩ’n có tiền sử bệnh tim bẩm sinh hoặc mắc phải. Nghiện có thể gây viêm nội tâm mạc dù không có bất thường tim mạch.

  3. Tất cả các dị tật tim bẩ’m sinh, trừ ASD thể secundum, thúc đẩy viêm nội  tâm mạc.

 

Hầu hết các khiếm khuyết thường gặp bao gồm tứ chứng fallot (TOF), thông liên thất (VSD), bệnh lý van động mạch chủ, chuyển vị đại động mạch, shunt động mạch chủ – động mạch phổi. Những trẻ có van tim nhân tạo đặc biệt tăng nguy cơ phát triển viêm nội tâm mạc. Bệnh nhân sa van hai lá có trào ngược 2 lá và những bệnh nhân rheumatic MR cũng dễ bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩ’n.

 

  1. Nhiễm khuẩ’n huyết từ các thủ thuật răng miệng có thể gây IE. Nhiễm khuẩ’n huyết cũng có thể gặp khi nhai hoặc đánh răng. Hoạt động nhai trong bệnh lý răng hoặc nướu có thể gây nhiễm khuẩ’n huyết. Do đó, vệ sinh răng miệng tốt là rất quan trọng trong ngăn ngừa IE.

 

 

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/viem-noi-tam-mac-nhiem-khuan-la-gi-chan-doan-dieu-tri/

Quản lý thông khí cơ học trong phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng hậu phẫu sau gây mê toàn thân

Tóm tắt

Thông khí cơ học (mechanical ventilation − MV) vẫn cần thiết trong nhiều quy trình phẫu thuật; tuy nhiên, MV trong phẫu thuật không phải là không có tác dụng phụ. Các chiến lược thông khí bảo vệ, bao gồm sự kết hợp giữa thể tích khí lưu thông thấp và mức áp lực dương cuối thì thở ra (positive end expiratory pressure − PEEP) đầy đủ, thường được áp dụng để giảm thiểu tổn thương phổi do thông khí và tránh các biến chứng phổi sau phẫu thuật (post-operative pulmonary complications − PPC). Mặc dù vậy, chấn thương thể tích (volutrauma) và chấn thương xẹp phổi (atelectrauma) có thể cùng tồn tại ở các mức thể tích khí lưu thông và PEEP khác nhau, và do đó, nên theo dõi phản ứng sinh lý đối với cài đặt MV ở mỗi bệnh nhân. Một cách tiếp cận chu phẫu được cá nhân hóa đang trở nên phù hợp trong lĩnh vực MV trong phẫu thuật; đặc biệt, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để cá nhân hóa PEEP, chú trọng hơn đến tình trạng sinh lý và chức năng của toàn bộ cơ thể. Trong bài đánh giá này, chúng tôi đã tóm tắt những phát hiện mới nhất về việc tối ưu hóa PEEP và MV trong phẫu thuật ở các môi trường phẫu thuật khác nhau. Bắt đầu từ quan điểm sinh lý học, chúng tôi đã mô tả cách tiếp cận MV được cá nhân hóa và theo dõi tác động của MV đối với chức năng phổi.

Giới thiệu

Thông khí cơ học (MV) vẫn cần thiết trong nhiều quy trình phẫu thuật để cung cấp trao đổi khí trong quá trình gây mê toàn thân (general anesthesia − GA) [1, 2]. Khái niệm tổn thương phổi do thở máy đã được biết đến từ lâu; thực sự, cài đặt MV không phù hợp có thể dẫn đến cả xẹp phổi và căng phổi quá mức [3-5]. Hầu hết các nghiên cứu về thở máy bảo vệ đều tập trung vào bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), trong đó thể tích khí lưu thông (tidal volume − VT) thấp và áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP) phù hợp là hữu ích để giảm thiểu tác động nguy hiểm của MV [6-9].

Như đã mô tả ở bệnh nhân ARDS, cũng trong GA, thể tích khí lưu thông cao hơn tạo ra phản ứng viêm và tổn thương phổi; kết quả là, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng VT cao hơn ở những bệnh nhân trải qua GA làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [10]. Mặt khác, việc sử dụng thể tích khí lưu thông thấp trong phẫu thuật có thể làm giảm các biến chứng phổi sau phẫu thuật (PPC) [7].

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/quan-ly-thong-khi-co-hoc-trong-phau-thuat-de-ngan-ngua-cac-bien-chung-hau-phau-sau-gay-me-toan-than/

Tiếp cận ngất: Kiến thức nền tảng, chẩn đoán và hướng điều trị

KIẾN THỨC NỀN TẢNG

Dịch tễ

Ngất là một triệu chứng lâm sàng thường gặp với tỷ lệ mắc trong đời là 20 đến 40%, và nó phổ biến ở nữ hơn nam giới. Sự phân bố về độ tuổi của ngất là nhị hình, đỉnh ở tuổi mới lớn, khoảng 20 tuổi, và đỉnh thứ hai ở tuổi trung niên, khoảng năm 60 tuổi. Bán ngất là một triệu chứng ít gặp hơn ngất tại phòng cấp cứu (ED), bởi nhiều bệnh nhân bị bán ngất không đi thăm khám. Bán ngất và ngất có liên quan tới các kết cục lâm sàng tương tự nhau trong 30 ngày.

Bệnh học

Ngất được xác định khi mất ý thức và ngã thoáng qua rồi hồi phục nhanh chóng, hoàn toàn sau đó, gây ra bởi giảm tưới máu toàn bộ não, thường do giảm cung lượng tim hoặc hạ huyết áp. Mất ý thức thường kéo dài từ vài giây tới vài phứt và không đi kèm thay đổi ý thức kéo dài. Khoảng 8 tới 10 giây giảm tưới máu tới cả vỏ não và hệ thống thân não sẽ dẫn tới mất ý thức và mất khả năng đứng. Ngất là hậu quả sau cùng của nhiều nguyên nhân (mất nước, xuất huyết, loạn nhịp, bệnh tim cấu trúc) khiến có nhiều chẩn đoán phân biệt.

TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN

Cân nhắc các chẩn đoán phân biệt

Nguyên nhân gây ngất có thể chia thành ba nhóm:

 

  1. Phản ứng.

  2. Tư thế.

  3. Tim (Bảng 11.1).

 

Bảng 11.1 Các chẩn đoán về tim mạch liên quan tới ngấtLoạn nhịp (Xem hình 11.2 để biết chi tiết)

 

 

Các nguyên nhân cấu trúc:

 

  • Bệnh cơ tim phì đại.

  • Hẹp động mạch chủ.

  • Hẹp động mạch phổi nặng.

  • Nhồi máu/thiếu máu cơ tim.

  • U tại tim (u nhầy nhĩ).

  • Chèn ép tim.

  • Rối loạn chức năng van nhân tạo.

  • Rối loạn chức năng thiết bị hỗ trợ thất (VAD).

 

Các nguyên nhân tim phổi:

 

  • Bóc tách động mạch chủ.

  • Thuyên tắc phổi.

  • Tăng áp phổi.

 

Ngất phản ứng, còn được biết là ngất do thần kinh, là nguyên nhân phổ biến nhất, chủ yếu gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi. Nó gây ra bởi sự giãn mạch không phù hợp, mạch chậm, hoặc cả hai, và bao gồm ngất do phế vị, hội chứng suy nút xoang, và ngất có điều kiện. Ngất do phế vị thường gặp tại ED và thường đặc trưng bởi tiền triệu đi kèm có liên quan như buồn nôn, nhợt, vã mồ hôi, choáng vángsốt, rét run và nhìn mờ. Các yếu tố khởi phát thường thấy bao gồm sợ hãi quá mức, cảm xúc, mệt mỏi hoặc đau; ở nơi nóng nực, đông người; đứng lâu hoặc có kích thích thần kinh khác, như khi một người thay một tai nạn giao thông kinh hoàng. Ngất phế vị là một chân đoán dựa trên lâm sàng, dựa trên bệnh sử, thăm khám và theo lời nhân chứng, nếu có. Hội chứng suy nút xoang gây ra do kích thích nút xoang quá mức, được xác định khi có khoảng nghỉ kéo dài trên 3 giây và/hoặc huyết áp tâm thu giảm >= 50 mmHg khi kích thích nút xoang. Nguyên nhân này phổ biến hơn ở người già và nam giới. Ngất có điều kiện được định nghĩa là có mối liên quan mật thiết với một hành động cụ thể nào đó như đi tiểu, đi đại tiện, ăn nhiều, ho, hắt xì, nuốt, cười, nín thở hoặc sau khi vận động. Nó có thể đi trước bởi các tiền triệu giống với ngất phế vị.

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/tiep-can-ngat/

 

Áp dụng thông khí bảo vệ phổi trong phẫu thuật thay đổi tùy theo kiến thức của bác sĩ gây mê

Tóm tắt

Bối cảnh

Lợi ích của thông khí bảo vệ phổi (LPV, lungprotective ventilation) với thể tích khí lưu thông thấp (6 mL/kg trọng lượng cơ thể lý tưởng [IBW, ideal body weight]), áp lực cao nguyên hạn chế (< 28–30 cm H2O) và áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP) thích hợp ở những bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính đã trở nên rõ ràng và hiện được áp dụng rộng rãi trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Gần đây, bằng chứng về LPV trong gây mê toàn thân đã được tích lũy, nhưng nó vẫn chưa được các bác sĩ gây mê áp dụng rộng rãi trong phòng mổ.

Phương pháp

Nghiên cứu này đã điều tra nhận thức về LPV trong phẫu thuật của 82 bác sĩ gây mê thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi và xác định sự khác biệt trong cài đặt máy thở theo nhận biết về thông khí bảo vệ phổi. Hơn nữa, chúng tôi đã điều tra những thay đổi trong xu hướng sử dụng hình thức thông khí này trong quá trình gây mê toàn thân trong 10 năm qua.

Kết quả

Các bác sĩ gây mê đã được đào tạo về LPV hiểu biết nhiều hơn về phương pháp này. Các bác sĩ gây mê có kiến thức về hiểu biết đằng sau các chiến lược LPV đã áp dụng thể tích khí lưu thông thấp hơn (trung bình (IQR [phạm vi]), 8,2 (8,0–9,2 [7,1– 10,3]) so với 9,2 (9,1–10,1 [7,6–10,1]) mL/kg ; p = 0,033) và sử dụng PEEP thường xuyên hơn (69/72 [95,8%] so với 5/8 [62,5%]; p = 0,012; tỷ lệ chênh lệch, 13,8 [2,19–86,9]) đối với phẫu thuật nội soi so với những người không kiến có thức LPV. Các bác sĩ gây mê có thể trả lời chính xác câu hỏi liên quan đến LPV (những người trả lời đã chọn ‘chiều cao’ cho câu hỏi trắc nghiệm hỏi biến nào nên được coi là quan trọng nhất trong cài đặt thể tích khí lưu thông ban đầu) đã áp dụng thể tích khí lưu thông thấp hơn trong các trường hợp phẫu thuật nội soi và bệnh nhân béo phì. Có sự gia tăng số lượng bệnh nhân dùng LPV (VT < 10 mL/kg IBW và PEEP ≥5 cm H2O) từ năm 2004 đến 2014 (0/818 [0,0%] so với 280/818 [34,2%]; p < 0,001).

Kết luận

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng kiến thức về LPV có liên quan trực tiếp đến việc triển khai nó và có thể giải thích sự gia tăng sử dụng LPV trong gây mê toàn thân. Các nghiên cứu sâu hơn nên đánh giá tác động của việc sử dụng LPV trong phẫu thuật đối với kết quả lâm sàng và nên xác định hiệu quả của giáo dục về việc thực hiện LPV trong phẫu thuật.

Bối cảnh

Theo truyền thống, các bác sĩ gây mê đã áp dụng thông khí với thể tích khí lưu thông (VT) trong khoảng từ 10 đến 15 mL/kg trọng lượng cơ thể và không có áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP), để ngăn ngừa xẹp phổi [1, 2]. Tuy nhiên, hiểu biết thông khí bảo vệ phổi (LPV) gần đây đã xuất hiện, dựa trên các nghiên cứu trước đây đã chứng minh lợi ích đáng kể của VT thấp với PEEP thích hợp đối với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS, acute respiratory distress syndrome) [3]. Mặc dù mức PEEP cân bằng huy động phế nang chống lại căng quá mức nên được chọn và chuẩn độ cho từng bệnh nhân [4-7], hiện tại, LPV với VT thấp (6 mL/kg trọng lượng cơ thể lý tưởng [IBW]) , áp lực cao nguyên hạn chế (< 28– 30 cm H2O) và PEEP thích hợp thường được chấp nhận để thông khí ở bệnh nhân mắc ARDS.

Một số nghiên cứu đã đề xuất những lợi ích của LPV trong phẫu thuật [8, 9]. Trong phẫu thuật nội soi, LPV có liên quan đến tỷ lệ biến chứng phổi tương đối thấp và oxygen hóa tốt hơn [10-12]. Lợi ích của LPV cũng đã được chứng minh ở những bệnh nhân béo phì [13, 14]. Ngoài ra, Xiong và cộng sự đã báo cáo rằng LPV trong phẫu thuật làm giảm chấn thương khí áp và viêm phổi ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật cột sống ở tư thế nằm sấp [15, 16]. Nhìn chung, những phát hiện này làm nổi bật lợi thế của việc sử dụng LPV trong phẫu thuật. Ngày càng có nhiều tài liệu về các mô hình và xu hướng LPV trong phẫu thuật. Mặc dù phương pháp thông khí truyền thống vẫn được sử dụng [1719] nhưng việc thực hiện LPV trong phẫu thuật đã tăng lên [20]. Theo một nghiên cứu gần đây, giáo dục và phản hồi đã làm giảm thể tích khí lưu thông trung bình trong phẫu thuật và cải thiện tỷ lệ sử dụng LPV [21].

Trong cuộc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi này của các bác sĩ gây mê, chúng tôi tập trung vào tác động của nhận thức về các chiến lược LPV trong phẫu thuật đối với việc thực hiện LPV thực tế trong các trường hợp cần gây mê toàn thân. Ngoài ra, bằng phương pháp nghiên cứu hồi cứu tại một bệnh viện đại học duy nhất ở Hàn Quốc, chúng tôi đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến những thay đổi trong chiến lược thông khí trong thập kỷ qua.

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/ap-dung-thong-khi-bao-ve-phoi-trong-phau-thuat-thay-doi-tuy-theo-kien-thuc-cua-bac-si-gay-me-nghien-cuu-bang-cau-hoi-don-trung-tam-va-nghien-cuu-quan-sat-hoi-cuu/

Quản lý thông khí cơ học trong phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng hậu phẫu sau gây mê toàn thân

Tóm tắt

Thông khí cơ học (mechanical ventilation − MV) vẫn cần thiết trong nhiều quy trình phẫu thuật; tuy nhiên, MV trong phẫu thuật không phải là không có tác dụng phụ. Các chiến lược thông khí bảo vệ, bao gồm sự kết hợp giữa thể tích khí lưu thông thấp và mức áp lực dương cuối thì thở ra (positive end expiratory pressure − PEEP) đầy đủ, thường được áp dụng để giảm thiểu tổn thương phổi do thông khí và tránh các biến chứng phổi sau phẫu thuật (post-operative pulmonary complications − PPC). Mặc dù vậy, chấn thương thể tích (volutrauma) và chấn thương xẹp phổi (atelectrauma) có thể cùng tồn tại ở các mức thể tích khí lưu thông và PEEP khác nhau, và do đó, nên theo dõi phản ứng sinh lý đối với cài đặt MV ở mỗi bệnh nhân. Một cách tiếp cận chu phẫu được cá nhân hóa đang trở nên phù hợp trong lĩnh vực MV trong phẫu thuật; đặc biệt, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để cá nhân hóa PEEP, chú trọng hơn đến tình trạng sinh lý và chức năng của toàn bộ cơ thể. Trong bài đánh giá này, chúng tôi đã tóm tắt những phát hiện mới nhất về việc tối ưu hóa PEEP và MV trong phẫu thuật ở các môi trường phẫu thuật khác nhau. Bắt đầu từ quan điểm sinh lý học, chúng tôi đã mô tả cách tiếp cận MV được cá nhân hóa và theo dõi tác động của MV đối với chức năng phổi.

Giới thiệu

Thông khí cơ học (MV) vẫn cần thiết trong nhiều quy trình phẫu thuật để cung cấp trao đổi khí trong quá trình gây mê toàn thân (general anesthesia − GA) [1, 2]. Khái niệm tổn thương phổi do thở máy đã được biết đến từ lâu; thực sự, cài đặt MV không phù hợp có thể dẫn đến cả xẹp phổi và căng phổi quá mức [3-5]. Hầu hết các nghiên cứu về thở máy bảo vệ đều tập trung vào bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), trong đó thể tích khí lưu thông (tidal volume − VT) thấp và áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP) phù hợp là hữu ích để giảm thiểu tác động nguy hiểm của MV [6-9].

Như đã mô tả ở bệnh nhân ARDS, cũng trong GA, thể tích khí lưu thông cao hơn tạo ra phản ứng viêm và tổn thương phổi; kết quả là, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc sử dụng VT cao hơn ở những bệnh nhân trải qua GA làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [10]. Mặt khác, việc sử dụng thể tích khí lưu thông thấp trong phẫu thuật có thể làm giảm các biến chứng phổi sau phẫu thuật (PPC) [7].

Trong những thập kỷ qua, nghiên cứu tập trung vào việc phát triển các chiến lược thông khí bảo vệ để ngăn ngừa PPC; thật vậy, MV nên cung cấp sự trao đổi khí đồng thời giảm thiểu stress và strain cho phổi [3, 11]. Từ quan điểm lâm sàng, mục đích này có thể đạt được bằng cách kết hợp hiểu biết sinh lý sâu sắc về các thông số thông khí khác nhau và theo dõi liên tục tác động của chúng đối với phổi. Một số thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (randomized clinical trials − RCT) không tìm được chiến lược thông khí cụ thể có thể giảm PPC [12-14]. Tính không đồng nhất của bệnh nhân có thể là một trong những yếu tố gây nhiễu chính dẫn đến RCT âm tính. Một kích thước có thể không phù hợp với tất cả và cùng một cài đặt MV có thể không phù hợp với tất cả bệnh nhân. Một cách tiếp cận cá nhân hóa có thể góp phần vượt qua thách thức do tính không đồng nhất của bệnh nhân đưa ra.

Đánh giá tường thuật này nhằm mục đích cung cấp kiến thức hiện tại về cách thiết lập thở máy trong các loại phẫu thuật khác nhau (ví dụ: phẫu thuật bụng mở, nội soi ổ bụng và phẫu thuật lồng ngực) để giảm nguy cơ PPC.

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/quan-ly-thong-khi-co-hoc-trong-phau-thuat-de-ngan-ngua-cac-bien-chung-hau-phau-sau-gay-me-toan-than/

Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn cho Hội chứng suy hô hấp cấp tính ở trẻ em: Từ Hội nghị đồng thuận về tổn thương phổi cấp tính ở trẻ em lần thứ hai

GIỚI THIỆU

Hỗ trợ hô hấp không xâm lấn là việc sử dụng oxy hoặc không khí để hỗ trợ trẻ thở mà không cần đặt ống thở xâm lấn (1–21). Các phương thức này bao gồm cả thông khí không xâm lấn (NIV) và ống thông mũi lưu lượng cao (HFNC). NIV cung cấp hỗ trợ đường thở dương liên tục thông qua áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) hoặc thông qua áp lực đường thở dương hai mức (BiPAP). CPAP cung cấp một mức áp lực dương liên tục để duy trì độ thông thoáng của đường thở nhỏ và giảm sự thay đổi áp lực phế nang cần thiết để bắt đầu hít vào. BiPAP cung cấp cả áp lực dương khi hít vào và áp lực dương khi thở ra. Cả CPAP và BiPAP đều tạo ra hỗ trợ thông khí có thể cải thiện việc huy động phế nang, giúp tăng thể tích khí lưu thông, giảm công thở và hỗ trợ các cơ hô hấp mệt mỏi (22, 23). Khác biệt với các phương thức này là việc sử dụng HFNC (24–33), cũng cung cấp hỗ trợ hô hấp, mặc dù là một phương pháp khác với NIV. Liệu pháp này ngày càng được sử dụng cho nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp do thiếu oxy, bao gồm hội chứng suy hô hấp cấp tính ở trẻ em (PARDS). Các cơ chế được đề xuất của HFNC bao gồm rửa sạch khoảng chết trong vòm họng, cải thiện động học của đường thở và của lưu lượng hít vào, và tạo ra áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP) (27, 28), mặc dù cơ chế thứ hai dường như đóng một vai trò hạn chế. (34).

NIV ngày càng được sử dụng ở trẻ em mắc bệnh hô hấp nặng để tránh đặt nội khí quản và các bệnh lý liên quan (1–21). Việc tăng cường sử dụng NIV trong chăm sóc tích cực ở trẻ em cũng có liên quan đến kết quả cải thiện bao gồm giảm số lượng bệnh nhân được đặt nội khí quản và thở máy xâm lấn, giảm thời gian nằm viện của PICU (LOS) và giảm tỷ lệ tử vong (14, 16) . Ngoài ra, NIV tránh được các biến chứng của việc đặt nội khí quản và thở máy (MV), giảm lượng thuốc an thần được cung cấp và duy trì cơ chế làm sạch đường thở tự nhiên của trẻ (1–4, 11, 13, 16).

Mặc dù PARDS là một hội chứng có khả năng gây tử vong, nhưng nó cũng là một phổ với một nhóm trẻ mắc bệnh nhẹ hơn (34). Một số trẻ bị PARDS nhẹ-trung bình có thể được hưởng lợi từ việc thử nghiệm hỗ trợ hô hấp không xâm lấn trước khi đặt nội khí quản. Tuy nhiên, tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến thất bại NIV và việc xác định ai có thể cần đặt nội khí quản là một thách thức.

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/ho-tro-ho-hap-khong-xam-lan-cho-hoi-chung-suy-ho-hap-cap-tinh-o-tre-em-tu-hoi-nghi-dong-thuan-ve-ton-thuong-phoi-cap-tinh-o-tre-em-lan-thu-hai/

Một số update trong quản lý viêm tụy cấp năm 2023

Những phát hiện gần đây

Bù dịch vừa phải và Ringer’s lactate có lợi thế hơn bù dịch hồi sức và nước muối sinh lý. Chế độ ăn “theo nhu cầu” bình thường có tác động tích cực giúp phục hồi sau viêm tụy và thời gian nằm viện. Tiếp cận quản lý đau đa phương thức bao gồm gây tê ngoài màng cứng có thể giảm tác dụng phụ của việc dùng opiate. Việc dùng kháng sinh có mục tiêu hơn đang bắt đầu xuất hiện. Các dấu ấn như procalcitonin có thể được dùng để hạn chế việc cho kháng sinh không chính đáng. Ngược lại, nhiều bệnh nhân viêm tụy hoại tử nhiễm trùng có thể chỉ cần điều trị kháng sinh, mặc dù lựa chọn tối ưu và thời gian sử dụng vẫn chưa rõ ràng. Trì hoãn dẫn lưu khi có thể vì nó liên quan đến giảm tỉ lệ can thiệp thủ thuật. Nếu cần dẫn lưu, bác sĩ lâm sàng có rất nhiều lựa chọn can thiệp để xử lý như stent kim loại áp sát lumen để dẫn lưu qua dạ dày và cắt bỏ phần hoại tử. Điều hòa miễn dịch bằng cách loại bỏ cytokines hoặc dùng các thuốc kháng viêm là một ý tưởng hấp dẫn, nhưng các thử nghiệm lâm sàng vẫn còn đáng thất vọng. Không có biện pháp dự phòng bổ sung nào ngoài NSAIDs có thể được khuyến cáo trong trường hợp viêm tụy cấp sau ERCP.

Tóm tắt

Nhiều phương thức điều trị ít xâm lấn đã có sẵn và xu hướng điều trị ít tích cực hơn (dịch, nhịn ăn, can thiệp, opiates) trong viêm tụy cấp một lần nữa lại nổi lên. Bất chấp các tiến bộ gần đây, sinh lý bệnh của các kiểu hình phân nhóm đặc hiệu vẫn chưa được hiểu rõ, điều này phản ánh kết quả đáng thất vọng trong các thử nghiệm dược lý và điều hòa miễn dịch.

Từ khóa

necrotizing pancreatitis, post-ERCP pancreatitis, severe acute pancreatitis

Viêm tụy cấp (AP) là phản ứng viêm vô trùng của tuyến tụy khởi phát đáp ứng viêm toàn thân (SIRS) với sự không đồng nhất về mức độ nặng. Khoảng 80% bệnh nhân có triệu chứng nhẹ chỉ cần điều trị hỗ trợ với bù dịch, giảm đau và cho ăn lại. Tuy nhiên, một phần nhỏ bệnh nhân nhập ICUs trong vòng vài ngày đầu do đáp ứng viêm toàn thân quá mức gây suy (đa) cơ quan. Bên cạnh việc điều trị hỗ trợ cho đến khi phản ứng viêm thuyên giảm, vẫn chưa có điều trị đặc hiệu nào để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tình trạng này.

Mặc dù các phương pháp điều trị gần đây như tiếp cận từng bước phẫu thuật và nội soi [1,2] đã được áp dụng trong hầu hết các thực hành lâm sàng, nhưng viêm (quanh) tụy nhiễm trùng vẫn là một thách thức với các bác sĩ lâm sàng. Một phân tích quốc gia gần đây cho thấy tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân viêm tụy cấp nhập ICUs tại Hà Lan vẫn không đổi trong hai thập kỷ qua (tỉ lệ tử vong tại viện trung bình 23%). [3]

Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong 1 năm trước năm 2010 (cho đến ngày công bố thử nghiệm PANTER) [2]) đối với những bệnh nhân tử vong muộn (sau 14 ngày) cao hơn, cho thấy điều trị chính các biến chứng muộn đã được cải thiện.

Xem đầy đủ tại đây: https://nhathuocngocanh.com/cap-nhat-quan-ly-viem-tuy-cap/